DC&PT - Thời
Sự 2006
HỘI NHẬP VĂN MINH,
HÀNH XỬ MAN RỢ
Nhà
văn Hoàng Tiến
Kết quả của hội nghị APEC 2006 đang
được báo chí và các phương tiện thông tin
đại chúng trong nước tuyên truyền rầm rĩ.
Là người Việt Nam ai cũng vui mừng, v́ đất
nước đă ḥa nhập với thế giới,
tham gia WTO và sau đó đăng cai hội nghị kinh
tế khu vực Châu Á Thái B́nh Dương APEC 14 thành
công hoành tráng, chứng tỏ ḷng nhiệt thành hội
nhập thế giới văn minh, trong đó có sự
tôn trọng những giá trị con người.
Mọi người Việt Nam đều ủng hộ
sự kiện này. Những người đấu
tranh dân chủ cũng ủng hộ WTO và APEC. V́ nó làm lợi
cho đất nước, làm lợi cho dân tộc.
Bên ngoài, lănh đạo Việt Nam đă tỏ ra lịch
sự, tốt bụng, cởi mở, hết ḷng với
bạn bè năm châu bốn biển và giới truyền
thông quốc tế sang ta, nhưng bên trong, lấy lư do
đảm bảo an ninh APEC, đă hành xử một
cách man rợ với đồng bào của ḿnh, cụ
thể là những người dân oan khiếu kiện
và những người đấu tranh dân chủ.
Hơn một tháng trước khi hội nghị khai mạc,
những người dân oan đi khiếu kiện từ
các tỉnh khắp đất nước thường
tụ tập hàng trăm người ở vườn
hoa phố Mai Xuân Thưởng có trụ sở tiếp
dân của lănh đạo Việt Nam, những người
này thường nằm đất vườn hoa, vỉa
hè đường phố, hoặc khu nhà vệ sinh công
cộng sau tượng Lư Tự Trọng bên Hồ Tây,
những người này bị xe công an đến hót
đi (với đúng nghĩa như hót rác) đưa
sang nhà giam Đông Anh bên kia sông Hồng, nhốt ở
đấy trong thời gian hội nghị.
Những người đấu tranh dân chủ và bất
đồng chính kiến, mặc dù đă tỏ rơ thái
độ ủng hộ WTO và APEC, khi các phái đoàn và
phóng viên nước ngoài đặt chân đến Hà Nội,
đều bị công an đến đóng chốt gác ở
trước cửa nhà ḿnh suốt thời gian họp
hội nghị. Công an đặt một cái bàn, kê một
số ghế ngồi canh suốt ngày đêm. Có đến
hàng chục người. Công an trên bộ, phối hợp
với công an các quận, và công an hộ khẩu của
phường, cùng một số dân pḥng đeo băng
đỏ. Họ ngăn cản không cho người
nước ngoài hoặc các phóng viên nước ngoài
đến gặp các nhà dân chủ. Có những biển
cấm đặt từ đầu phố, đầu
ngơ, cùng những rào sắt sơn trắng đỏ. Một
biển đề: " Khu vực nguy hiểm.
Cấm vào."(bằng tiếng Anh). Biển
khác đề: "Khu vực cấm quay phim
chup ảnh ." với h́nh cái máy ảnh bị
gạch chéo.
Người nước ngoài đến thấy các biển
đó, đang c̣n đắn đo, th́ bị công an mặc
sắc phục và dân pḥng ra xua đi.
Như thế các nhà lănh đạo Việt Nam đă vi
phạm quyền dân sự và chính trị của Công
ước Quốc tế mà Việt Nam đă kư kết,
đó là: ngăn cản thông tin ngôn luận. (Điều
19. Công ước Quốc Tế về quyền dân sự
và chính trị)
Nghĩa là lănh đạo Việt Nam sợ sự thật.
Sợ những tiếng nói bất đồng chính kiến
đến được với người nước
ngoài trong giao tiếp trực diện. Không phải phóng
viên nước ngoài không biết những mánh khóe này,
nhưng họ vốn tôn trọng pháp luật, thấy
những chốt gác có biển cấm theo thông luật
quốc tế, đành quay lui.
Viên sĩ quan an ninh phụ trách chốt gác dưới
chân cầu thang nhà tôi ở đầu hồi dăy nhà A
11 Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, tên là Nguyễn Việt
Trung, cấp bậc trung tá. Anh ta được giao
toàn quyền xử lư các việc ở đây. Anh ta cấm
tôi không được xuống dưới nhà. Không
được đi đâu. Anh ta nói là làm theo lệnh
của cấp trên. Chỉ có lệnh miệng không có giấy
tờ ǵ cả. Một lối làm việc kỳ quặc
của công an Việt Nam, không để lại các chứng
cứ, lo ngại đương sự tố cáo.
Nghĩa là anh ta đă nhốt giam tôi ngay ở tại
nhà tôi, bất chấp phản đối.
Con dâu tôi lên thăm, để đưa chồng nó
đi châm cứu chữa bệnh, không cho lên.
Con trai tôi đi tập thể dục và
ăn sáng, không cho đi.
Bạn bè của tôi đến thăm bị ngăn chặn
đă đành, bạn bè của các con tôi cũng bị
ngăn chặn.
Như thế, công an đă vi phạm ngang nhiên về
dân quyền và nhân quyền, bất chấp Hiến pháp
và luật pháp, trước thanh thiên bạch nhật,
không kiêng nể ǵ ai.
Thưa ông Nguyễn Minh Triết (Chủ tịch nước)
và ông Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), nếu
các ông ở trường hợp bị cư xử
như tôi, th́ các ông nghĩ sao? Khổng Tử dạy: "Kỷ
sở bất dục. vật thi ư nhân." (Cái ḿnh
không muốn, chớ làm cho người). Tôi
là công dân không vi phạm pháp luât, không có bản án của
ṭa án nào tuyên phạt, cớ sao tôi bị cầm tù? Chẳng
những thế cả nhà tôi bị tù lây, bị giám sát
suốt thời gian hội nghị APEC?
Ở một đất nước không có tự do,
con người không được tôn trọng, nhà
nước coi dân như chó lợn muốn làm thế
nào th́ làm, thường gây ra trong tâm lư con người một
phản cảm, chỉ muốn bỏ đất
nước ấy mà đi cho rồi. Con người
ta sống đâu phải chỉ bằng bánh ḿ, nói
như phương Tây. C̣n nói như người Việt
Nam, đâu chỉ có cái ăn nhét vào miệng. Có phải
đúng thế không, thưa các ông?
Tôi mới thấy cái lư do tại sao nhiều người
Việt Nam đă bỏ nước ra đi. Hai cuộc
kháng chiến kéo dài chết chóc thiếu thốn như
vậy, có ai bỏ nước đi đâu!
Ḥa b́nh lập lại rồi, thống nhất đất
nước rồi, mà sao người ta lũ lượt
rủ nhau trốn tránh ra đi. Lênh đênh trên biển
cả mịt mù bằng những chiếc thuyền thô
sơ một phần sống chín phần chết, mà
người ta cứ đi, không muốn ở lại
cái đất nước có mồ mả tổ tiên,
nơi chôn nhau cắt rốn khi mới lọt ḷng, tức
quê hương thân yêu máu thịt của ḿnh. Tại sao
phải bỏ mà đi ???
Có hai cuộc di tản lớn của người Việt
Nam trong lịch sử hiện đại. Đó là
năm 1954, đất nước phân chia thành hai nửa,
hai chế độ. Đồng bào miền Bắc
đă bỏ cửa bỏ nhà di cư hàng triệu
người vào miền Nam. Lần thứ hai sau 1975,
đất nước thống nhất một dải,
th́ gần hai triệu người Việt Nam đă di
tản ra nước ngoài, góp phần tạo một từ
ngữ mới trong ngôn ngữ nhân loại: nạn
thuyền nhân (boat people) rất đáng hổ
thẹn cho Việt Nam.
Các ông lănh đạo nghĩ sao về những chuyện
này?
Bây giờ nước ta đă hội nhập kinh tế
toàn cầu (WTO), mở hội nghị APEC, những
tưởng đă có tiến bộ, hóa ra vẫn cư
xử với đồng bào ḿnh – những người
khác chính kiến, lên tiếng về dân chủ hóa đất
nước một cách ôn ḥa, bất bạo động
– tàn bạo như xưa. Có thể nói các ông đă làm
cái việc bên ngoài th́ hội nhập với thế giới
văn minh, nhưng bên trong th́ hành xử man rợ với
đồng bào ḿnh.
Nếu các ông chủ trương như thế, th́ các
ông là những tên đại bịp siêu đẳng.
C̣n nếu các ông không chủ trương như thế,
chỉ v́ muốn đảm bảo an ninh APEC, mà cấp
dưới đă làm quá đi vi phạm dân quyền và
nhân quyền, tự bôi một mảng đen ng̣m lên
khuôn mặt sáng láng của thành công APEC, th́ phải trừng
phạt những ai đă lạm dụng quyền hành cầm
tù những người dân vô tội trong thời gian hội
nghị.
Ông Nguyễn Minh Triết và ông Nguyễn Tấn Dũng
trong hàng ngũ lănh đạo cao cấp, được
giới thạo tin b́nh luận là những người
cấp tiến trong công cuộc đổi mới
đất nước. Nhiều người hy vọng
ở hai ông. Nhưng thật không xuôi chèo mát mái khi chính
trong hàng ngũ cao cấp c̣n những thế lực bảo
thủ, giáo điều, làm tŕ hoăn công cuộc đổi
mới. Nạn tham nhũng kết thành bè mảng lộng
hành khắp bộ máy công quyền. Sự lo sợ mất
quyền lợi cá nhân khi có những thay đổi lớn.
C̣n không ít khó khăn .... và khó khăn...
Nhưng việc đi lên của đất nước,
hội nhập với thế giới văn minh, là
điều khẳng định, không thể đảo
ngược.
Cuộc sống dân chủ sẽ được thực
hiện ở đất nước Việt Nam.
Người Việt Nam sẽ được hưởng
quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử,
tự do lập hội đoàn, đa nguyên đa đảng
như các nước văn minh tiến bộ trên thế
giới.
Không một thế lực bảo thủ bạo tàn nào
có thể ngăn chặn được các quyền của
Thượng đế đă ban cho loài người.
Anh em đấu tranh dân chủ ở Việt Nam có niềm
tin xác tín rằng công cuộc dân chủ hóa đất
nước nhất định thành công.
Xin được nhắc với các vị lănh đạo
một câu châm ngôn của dân tộc Việt Nam đă
được ghi lại bằng ca dao nhằm nhắc
nhở các nhà cầm quyền:
Yêu dân dân lập đền thờ
Hại dân dân đái ngập mồ thối
xương.
Và câu thành ngữ: "Quan nhất thời, dân
vạn đại ", các vị ạ.
Đất
thiêng Thăng Long, ngày 22 tháng 11 năm 2006
Nhà văn Hoàng Tiến
Địa chỉ: Nhà A 11 Pḥng 420
Thanh
Xuân Bắc – Hà Nội.
Điện thoại: Bị cắt
theo lệnh của công an.
Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ
& Phát triển điện tử:
www.dcpt.org
hay www.dcvapt.net
|