DC&PT - Thời
Sự 2006
Suy nghĩ về vai trò của
Quốc hội
LS
Đặng Dũng/Sài g̣n
Trên nguyên
tắc, đây chính là những định chế
chính trị quyền lực nhất chỉ sau Hành pháp,
nhưng Quốc hội và các Đại biểu Quốc
hội tôn kính đó là ai?
Không khó nhận
thấy Quốc hội VN hiện nay và các đại
biểu Quốc hội không thể hiện đúng
như các cơ quan Lập pháp và ĐBQH thực chất
phải có. Quốc hội này đuợc hình thành
từ những ĐBQH đuợc bầu lên không
phải trên việc tự ứng cử mà
tất cả đều trên sự đề cử của
Đảng Cộng Sản cầm quyền. Sự
hiện diện không thực chất của các ĐBQH
đó chỉ đáp ứng đuợc yêu cầu của
Đảng Cộng sản cầm quyền mà thôi.
Do vậy
cần phải đấu tranh cho có đuợc một
Quốc hội có quyền lực đích thực. Cần
có các ĐBQH tự tin và đuợc tín nhiệm thực
sự của nguời dân. Đó chính là mục tiêu
đấu tranh mang tính chính đáng là buộc nhà cầm
quyền phải làm sao cho lần bầu cử Quốc
Hội gần nhất làm ra một đạo luật
bầu ra các ĐBQH trên cơ sở tự ứng cử. Chỉ có các
ĐBQH đuợc bầu ra trên cách thức để
cho nguời dân tư ứng cử thực sự mới
có đuợc một cuộc Quốc hội thực sự
là một cơ quan vì dân như bao nhiêu Quốc hội
của các quốc gia láng giềng.
Quy chế cho
đại biểu Quốc hội
ĐBQH không phải
là những thánh nhân. Ở bất cứ quốc gia
nào họ cũng đuợc Hiến pháp của các quốc
gia đó ban cho một qui chế rất đặc biệt.
Họ đuợc các quyền đặc miễn
như bất khả xâm phạm, quyền không chịu
trách nhiệm về những phát biểu và biểu
quyết tại Quốc hội và đặc biệt
là họ không thể kiêm nhiệm một chức vụ
công cử hay dân cử nào khác. Các điều này sẽ
là lạ lẫm cho nguời dân và cho chính các ĐBQH hiện
nay.
Để so
sánh, ta thử xem nguời ĐBQH của thời
Đệ nhị Cộng ḥa truớc 1975 là như thế
nào.
Từ một
xuất phát điểm thấp như của QH ở
miền Nam Việt Nam, nhưng học hỏi
được tinh hoa của các nền dân chủ khác,
Quốc hội miền Nam có Nghị sĩ ở
Thượng vViện và Dân Biểu ở Hạ
Nghị viện.
-Tại Điều
37 khỏan 1: ghi nhận quyền bất khả xâm phạm:
“không thể bắt giam,
truy tố hay bắt giam hay xét xử một dân biểu,
Nghị sĩ và những phát biểu và biểu
quyết tại Quốc Hội.” Nói một cách
đơn giản đó là công nhận sự không
chịu trách nhiệm (về hình sự, dân sự
..) về các phát biểu của họ tại diễn
đàn QH.
- Tại
điều 37 khỏan 2: “Trong
suốt thời gian pháp nhiệm, ngoại trừ truờng
hợp qủa tang phạm pháp, không thể truy tố,
tầm nã, bắt giam hay xét xử một dân biểu
hay nghị sĩ nếu không có chấp thuận của
ba phần tư tổng số dân biểu hay nghị
sĩ.” Điều này cho thấy là ngay trong thời
gian trong hay giữa khóa họp quyền bất khả
xâm phạm cũng đuợc dành cho ĐBQH do họ
c̣n trong thời gian pháp nhiệm.
Hãy thử
xem trong các quyền như vậy dành cho ĐBQH
Việt Nam trong Hiến pháp 1992 như thế nào?
Tại điều
99: “Không có sự đồng ư của Quốc
hội và trong thời gian QH không họp, không có sự
đồng ư của UBTVQH, không đuợc bắt giam,
truy tố ĐBQH. Nếu vi phạm tội quả tang
mà ĐBQH bị tạm giữ, cơ quan tạm
giữ phải lập tức báo cáo để QH
hay UBTVQH xét và quyết định.” Rõ ràng việc
buộc phải có số đông Nghị sĩ hay Dân biểu
chấp thuận việc bắt giữ là một
đảm bảo bất khả xâm phạm tốt
hơn là quyền đó chỉ dành cho một số ít
nguời vậy như Ủy Ban Thường Vụ Quốc
Hội hiện nay. Nhất là trong chính trường việc
không đuợc ḷng chính quyền do ĐBQH đó có tính
độc lập cao trở thành kẻ gai mắt cần
bị trừ khử bởi các thủ đọan
chính trị là điều không hiếm, đặc biệt
là ở QH trong các nuớc có nền chính trị non yếu.
Do đó dành cho các ĐBQH các đặc quyền này là
điều hết sức cần thiết.
Quyền bất
khả kiêm nhiệm chức vụ công cử hay dân cử:
Tại các quốc gia có một sinh hoạt dân chủ
phôi thai hay đã hoàn thiện, hoàn toàn không có vấn
đề kiêm nhiệm chức vụ công cử hay dân
cử đối với một ĐBQH.
Cũng tại
điều 37 khoản 5 của HP 1967 của miền
Nam trước đây ghi nhận: “Dân biểu hay nghị sĩ không thể kiêm nhiệm
một chức vụ công cử hay dân cử nào khác
ngoài việc giảng huấn tại các trường
đại học và cao đẳng kỹ thuật.”
Đây là sự khác biệt quan trọng nhất khi so
sánh với ĐBQH ở nuớc ta.
Trong báo Pháp luật
số ra ngày 15/5/2006, khi trả lời phỏng vấn,
ông Trần Ngọc Đường , Phó chủ nhiệm
Văn Pḥng Quốc hội đã phát biểu việc
QH trong khóa tới sẽ phấn đấu để
có được 40% ĐBQH chuyên trách c̣n hiện nay
theo qui chế họ phải dành cho ít nhất 30% thời
gian họat động Đại biểu. Tôi không hiểu
nếu ĐBQH xứ ta nghĩ gì khi họ đi
ra nuớc ngoài, thấy văn pḥng của Thượng
Nghị sĩ hay Dân biểu xứ nguời sẽ thấy
ĐBQH các nuớc tiên tiến có một đội
ngũ nhân viên làm việc trong một văn pḥng lớn
đầy đủ phương tiện làm việc
và nhân viên này đuợc Quốc hội trả
lương. Các ĐBQH này tập trung 100% thời gian
trong thời gian pháp nhiệm để làm việc phục
vụ cho nguời dân của tiểu bang hay tỉnh bầu
họ lên.
Sự
kinh khủng và kỳ lạ về việc để
cho các ĐBQH ở VN làm việc kiêm nhiệm trong suốt
pháp nhiệm của họ là điều không thể chấp
nhận được. Qua nghiên cứu, tôi không hề
thấy có một dòng chữ nào nói là ĐBQH của
ta được quyền kiêm nhiệm như thực
tế hiện nay. Có chăng khi đọc đến
điều 100 của HP 1992 thì thấy viết
như sau: ĐBQH phải dành thời gian để làm
nhiệm vụ đại biểu! Thật là qúa sức
cho ngôn ngữ VN. Phải chăng ĐBQH của ta
đuợc quyền kiêm nhiệm. Xin nhắc lại
đó chỉ là sự suy đoán mà thôi vì không
có điều, khỏan nào cho phép ĐBQH đuợc
quyền kiêm nhiệm. Ấy thế đó là
thực tế đang diễn ra ở ta.
Đại
biểu Quốc hội là ai?
Do đó
ĐBQH của chúng ta là ai? Họ là đại biểu
của nguời dân bầu họ lên hay đó là một
lọai ĐBQH mà tên gọi và thống kê cho
thấy 95% là đảng viên Đảng cộng sản
và họ kiêm nhiệm công việc công quyền và cả
Đảng cử hơn là Dân cử!
Trong Hiến
pháp của các quốc gia có Quốc hội thì
ĐBQH nào khi ứng cử và đắc cử thì
họ có nhiệm vụ làm đơn xin ngưng các chức
vụ ở công quyền và dân cử khác. Nếu là sĩ
quan thì họ được giải ngũ ngay
để phục vụ toàn tâm toàn ư với tư cách
là một nguời dân cử tại Quốc hội.
Họ có
lương của ĐBQH chứ không phải phụ
cấp như ở ta. Có lần ông Lư Chánh Trung phân trần
khi tiếp xúc với trí thức tại Hội Liên Hiệp
KHKT thành phố vào năm 1991 là ông chỉ lãnh phụ
cấp vài ngàn đồng khi đi họp Quốc hội.
Cái số tiền phụ cấp ít ỏi đó nói lên sự
nghèo nàn, thiếu mọi phương tiện làm việc
cần thiết cho một ĐBQH cần phải có.
Không
thể nào chấp nhận một QH họp một
năm hai lần và một qui chế kiêm nhiệm vi hiến
dành cho ĐBQH. Đấu tranh để đ̣i hỏi
có đuợc một Quốc Hội cho ra Quốc Hội
và ĐBQH cho ra Đại biểu của dân dường
như không nằm trong các mục tiêu thiết thực
hiện nay của các nhà đấu tranh dân chủ trong
và ng̣ai nước. Họ cần phải xem xét lại
mục tiêu và phương pháp đấu tranh .
Lời
kết
Điều
kêu gọi đa nguyên và đa đảng có phải là
mục tiêu quan trọng nhất hay không? Cùng với mục
tiêu đó các mục tiêu như tôi trình bày có đáng
được đấu tranh hay không? Có thể
điều này sẽ được các nhà đấu
tranh dân chủ lập luận rằng khi có đa
nguyên, đa đảng là có tất cả. Nhưng nếu
chưa có được đa nguyên đa đảng
thì mục tiêu vừa nêu mãi không được
chúng ta đấu tranh và nếu không đấu tranh cho
một Quốc hội chân chính thì cái đa nguyên
đa đảng càng ngày càng xa xôi vì như một
độc giả lập luận rất đúng là
đừng mơ tưởng là các nhà cầm quyền
Cộng sản nhả bớt quyền cho dân đâu.
Do đó
theo tôi, khi nói đến đấu tranh dân chủ
tại Việt Nam hiện nay, cần hướng
đến những sự việc cụ
thể hơn nữa. Và cần xét lại các mục
tiêu đấu tranh khả thi và chính đáng trong
hoàn cảnh hiện nay.
Và các nhà cầm
quyền Cộng sản cũng cần phải hiểu
tính chất và bản chất của cuộc đấu
tranh đ̣i dân chủ bất bạo động để
có đối sách phù hợp trên sự giám sát của
toàn dân và của quốc tế.
Nếu
nhà cầm quyền tôn trọng và kính trọng các nhà
đấu tranh cho dân chủ thì tức là buớc
đầu có sự tôn trọng đối lập.
Trong hoàn cảnh hiện nay, đó chính là con đuờng
khả thi chấp nhận đuợc cả hai phía.
Nếu cả
hai phía – chính quyền và đối
lập – không thể tìm ra cách đối
thoại với nhau trong tinh thần mỗi bên
nhường một bước, mà
cứ “cắn xé” nhau, thì sự
bế tắc vẫn cứ luẩn quẩn
như thường thấy ở các
nước chậm phát triển. Chính
quyền không hình thành được một
cơ chế tôn trọng các nhà đấu tranh cho dân chủ
mà chỉ muốn bỏ tù họ; phía đối
lập thì tạo ra cảm giác họ không
chấp nhận sự cầm quyền hiện nay,
ngay cả trong giai đoạn chuyển tiếp.
Ai là người
phải đi buớc trước? Ở vào thời
điểm hiện tại, nguời dân do sống trong
tuyên truyền lâu năm đã mất đi giác quan
nhận thức chính trị cần phải có. Phục
hồi giác quan chính trị cho nguời dân là điều
phải làm trên cơ sở các mục tiêu đấu
tranh cho dân chủ dễ cảm và dễ hiểu. Do vậy,
chính là các nhà đấu tranh cho dân chủ cần phải
lãnh ấn tiên phong trong hành trình gian nan của
mình .
Trích: BBC, 29.5.06
Mục Thời sự Tạp
chí Dân chủ & Phát triển điện tử:
www.dcpt.org
hay www.dcvapt.net
|